TÌM KIẾM PHÂN LOẠI NHÓM SẢN PHẨM/ DỊCH VỤ
NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Năm 1957, Cơ quan sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã thiết lập bảng phân loại Nice (Ni-xơ) với mục đích giúp phân loại các sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu với nhau, từ đó đưa ra phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu cũng như làm căn cứ để đánh giá sự trùng/tương tự gây nhầm lẫn giữa các nhãn hiệu với nhau. Ngoài ra việc sử dụng chung một sơ đồ phân loại giúp cho các quốc gia thành viên có thể dễ dàng dịch/ phân loại và đánh giá nhãn hiệu tại quốc gia sở tại với nguồn dữ liệu là các đơn quốc tế hoặc đơn quốc gia khác có chỉ định vào.
Bảng phân loại Nice được chia làm 45 nhóm và 2 phần:
Phần sản phẩm: Từ nhóm 1 tới nhóm 34, và
Phần dịch vụ: Từ nhóm 35 tới nhóm 45.
Hệ thống phân loại Nice phân loại sản phẩm và dịch vụ theo lớp; bạn có thể nộp nhãn hiệu của bạn trong một hoặc nhiều lớp.
Có những quốc gia cho phép một đơn đăng ký nhãn hiệu chỉ cho phép đăng ký cho 01 nhóm, trong khi có những quốc gia khác cho phép đăng ký nhiều nhóm sản phẩm/dịch vụ trong cùng một đơn.
Việt Nam chấp nhận đơn đăng ký có nhiều nhóm.
Lợi ích của việc nộp một đơn cho một nhóm là mỗi một nhóm sẽ có quy trình độc lập. Nếu một nhóm nhận được sự phản đối hoặc từ chối, các đơn/ nhóm khác sẽ không bị ảnh hưởng. Nhược điểm là giá cho việc đăng ký có thể sẽ cao hơn.
Nộp đơn đăng ký đa nhóm (nhiều nhóm) (ở một số quốc gia) có thể rẻ hơn nhưng lại có nguy cơ toàn bộ đơn sẽ bị từ chối (không cho sửa đổi đơn).
Người nộp đơn có thể tra cứu tại bảng in (pdf) phân loại hàng hoá sản phẩm/dịch vụ theo bảng Nice 11 của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, hoặc
Sử dụng công cụ Tra cứu phân loại nhóm sản phẩm/dịch vụ (Nice) TẠI ĐÂY
Bảng phân loại Nice được chia làm hai phần: Nhóm sản phẩm (từ nhóm 01 tới nhóm 34) và Nhóm dịch vụ (từ nhóm 35 tới nhóm 45)
Có những nhóm liên quan tới nhau ví dụ như: sản phẩm Quần áo và dịch vụ May mặc.
Về cơ bản, nhóm sản phẩm/dịch vụ được xem là một yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng bảo hộ cũng như phạm vi bảo hộ của một nhãn hiệu. Các nhãn hiệu giống nhau nhưng đăng ký cho các nhóm sản phẩm/dịch vụ khác nhau thì vẫn có khả năng phân biệt.
Tuy vậy, có những trường hợp nhóm sản phẩm/dịch vụ tương tự nhau. Tức là không cùng một nhóm (số) nhưng hai nhãn hiệu giống/tương tự nhau đăng ký cho các sản phẩm/dịch vụ thuộc nhóm này thì sẽ không có ai có thể đăng ký bảo hộ cho nhóm còn lại.
Ví dụ: Nhóm Quán cà phê và Sản phẩm cà phê. Nếu đa có nhãn hiệu QUEEN đăng ký bảo hộ cho nhsom 30: sản phẩm Cà phê thì tất cả các đơn đăng ký QUEEN cho cửa hàng bán cà phê (Nhóm 35) hoặc/và Quán cà phê (nhóm 43) Sẽ bị từ chối bảo hộ.
Câu trả lời là CÓ:
Bạn phải liệt kê nhóm sản phẩm/dịch vụ mang nhan hiệu phù hợp khi bạn tiến hành soạn thảo đơn đăng ký, vì hầu hết tất cả các Văn phòng nhãn hiệu trên toàn thế giới đều sử dụng nhóm sản phẩm/dịch vụ Nice để tìm kiếm hiệu quả các vấn đề vi phạm tiềm ẩn.
Các cơ quan quản lý và thẩm định viên này cần một cách để phân biệt nhiều nhãn hiệu được sử dụng trên toàn thế giới. Phân tách nhãn hiệu thành các nhóm được chia thành hàng hóa và dịch vụ là bước đầu tiên đơn giản để xem xét đơn đăng ký nhãn hiệu mới. Khi đánh giá điểm mạnh hay điểm yếu của nhãn hiệu được đề xuất, một hệ thống phân loại tạo điều kiện cho việc liên kết tương tự.
Phân nhóm sai sẽ dẫn đến làm sai lệch phạm vi bảo hộ có trường hợp đơn bị huỷ vì sai nhóm
– Trường hợp phân nhóm không chính xác (chọn sai số nhóm cho sản phẩm/dịch vụ). Việc này sẽ khiến cho đơn bị từ chối. Người nộp đơn phải sửa đổi trong thời gian nhất định và sẽ mất chi phí sửa đổi. Trong trường hợp không sửa đổi hoặc sửa đổi khôgn chính xác, đơn sẽ bị huỷ bỏ.
– Trường hợp phân nhóm sai (lựa chọn sai nhóm và chi tiết sản phẩm/dịch vụ) cần bảo hộ. Việc này sẽ khiến cho phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu không đúng với mục tiêu của chủ đơn. Khi đó người nộp đơn cần phải nộp lại hồ sơ mới để có thể đăng ký phù hợp đúng với mục đích của mình.